Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2023

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 45, THÁNG 9 NĂM 2006

CHỦ ĐỀ: QUYỀN BÍNH

LỜI NGỎ


“Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,18-20). Đây là ước muốn và mệnh lệnh của Đức Giêsu cho các môn đệ trước khi Người về trời. Lời trên cho thấy mọi Quyền bính đến từ Thiên Chúa như Nguyên ủy, và đi đến tận điểm là: làm cho mọi người trở thành môn đệ Đức Giêsu.

Tuy nhiên, trong thực tế, không thiếu những lạm dụng Quyền bính, sử dụng quyền bính không vì công ích, và cuối cùng dẫn đến những chuyện “dở khóc, dở cười”, vì lẽ cả hai phía – người nắm quyền bính, người “bề dưới” – chẳng “sống chung hòa bình” (Is) được với nhau.

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2023

GIỚI TRẺ VIỆT NAM TRƯỚC XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ

Thời sự Thần học - Số 46, Tháng 12 Năm 2006, tr. 93-106. 

_Ánh Điệp 👨 


Toàn cầu hoá là xu thế được nhắc đến như một vấn đề nổi trội của thời đại hôm nay. Tác động của xu thế này - tuỳ vào cách nhìn nhận của mỗi người – có thể là cơ hội cho người này, nhưng đồng thời cũng là thách đố cho người khác. Như vậy, toàn cầu hoá là “con dao hai lưỡi”. Nó có ảnh hưởng trải rộng trên mọi người, mọi quốc gia, mọi tổ chức, và về mọi lãnh vực của đời sống xã hội. Đứng trước xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam – với chủ trương kinh tế thị trường – cũng không nằm ngoài luồng ảnh hưởng của nó.

Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2023

CHÚNG TA ĐANG Ở ĐÂU ?

Thời sự Thần học - Số 46, Tháng 12 Năm 2006, tr. 80-92. 

_Antôn Mai Văn Hùng_ 


Trước hết chúng ta phải khẳng định với nhau rằng, chúng ta đang ở trong guồng quay của xu hướng toàn cầu hoá. Thế giới rộng lớn giờ đây trở nên nhỏ bé và gần gũi, nó được coi như một ngôi làng toàn cầu. Việc thông tin liên lạc, đi lại giữa các nước trở nên dễ dàng, nhanh chóng và thuận lợi. Người ta có thể nói chuyện với nhau từ hai nửa bán cầu như nói chuyện ở nhà mình, bất cứ lúc nào…. Muôn vàn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào cuộc sống cũng như phổ biến chúng trên khắp thế giới, đưa con người đến với đỉnh cao của một nền văn minh khoa học kỹ thuật.

Thứ Tư, 31 tháng 5, 2023

ƯỚC MONG MỘT THẾ GIỚI TỐT ĐẸP HƠN

Thời sự Thần học - Số 46, Tháng 12 Năm 2006, tr. 107-137. 

LTS: Tưởng nhớ người anh em Đa Minh (RIP 2/6/2014).
 
 

Giacôbê Vũ Thế Hanh, O.P_ 

I. Cuộc khủng hoảng mang tính nhân loại
  1. Thế giới này ra như đang tan rã
    a. Nghèo đói
    b. Bạo lực
    c. Sinh thái
  2. Toàn cầu hoá và những thành quả của toàn cầu hoá trên thế giới
  3. Dung mạo con người hôm nay
  4. Tiếng nói nhân danh các nạn nhân
  5. Tóm kết
II. Một nền thần học mới kiếm tìm nhân loại
  1. Nguyên lý nhân loại học của thần học
  2. Chú tâm đến những vấn nạn của thế giới
    a. Nhân  loại mới đang lâm nguy : Thần học nhân loại của E. Schillebeeckx
    b. Trong ký ức của những người đau khổ : học thuyết chính trị của J.B. Metz
    c. Nói cũng bằng thừa : Thần học giải phóng Châu Mỹ Latinh
    d. Những tôn giáo và sự đói nghèo : Kitô học giải phóng Á Châu của A. Pieris
    e. Nữ giới cảm nhận sự đau khổ và Đức Giêsu : Kitô học nữ giới
  3. Tóm kết
Kết luận

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2023

TOÀN CẦU HÓA

Thời sự Thần học - Số 46, Tháng 12 Năm 2006, tr. 5-79. 

_Trần Vịnh 👦 


Kể từ ngày “Chiến tranh lạnh” kết thúc, đặc biệt là sự sụp đổ của hệ thống tập thể tại Liên xô và các nước Đông Âu, nhân loại đã đi vào một giai đoạn mới. Thế giới không còn ở thế đối đầu giữa hai cực, hai hệ thống từ kinh tế, chính trị, quân sự, đến các mặt khác của đời sống xã hội nữa, nhưng đang tiến đến một ngôi làng chung, các đường biên giới quốc gia trở nên mờ nhạt và nảy sinh nhu cầu phải có một sự quản lý chung trên phạm vi toàn cầu.

Bên cạnh đó, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là kỹ thuật và công nghệ thông tin, nhất là xa lộ thông tin Internet đã hỗ trợ và cho phép khắc phục khoảng cách thời gian và không gian toàn cầu, làm cho nó không còn ý nghĩa về mặt địa lý, đưa tất cả các quốc gia, các dân tộc “sát lại bên nhau” cùng tiến bước trên con đường phát triển phồn thịnh.

Trong bối cảnh đó, các mối quan hệ kinh tế như thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ, các vấn đề về môi trường và xã hội như nghèo đói, bệnh tật, ô nhiễm môi trường và các vấn đề chính trị – an ninh như xung đột xã hội, khủng bố, rửa tiền, ma túy, nhân quyền, dân chủ, an ninh quốc gia v.v… giờ đây đòi hỏi có sự phối hợp hành động của tất cả các nước. Từ đầu những năm 90 trở lại đây, vấn đề này được gọi với cái tên mới là Toàn cầu hoá.

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 46, THÁNG 12 NĂM 2006

CHỦ ĐỀ : TOÀN CẦU HOÁ 

LỜI NGỎ 


Khi khai sáng cho lý thuyết “Toàn cầu hóa”, Theodore Levitt đã muốn rằng mọi người phải được hưởng tối đa lợi nhuận do những liên kết kinh tế toàn cầu. Ban đầu đơn giản là thế! Nhưng cho đến nay, khi cha để “Toàn cầu hóa” không còn nữa (ông mất tháng 8/2006), thì “Toàn cầu hóa” đã lan rộng và ảnh hưởng khắp mọi lãnh vực của cuộc sống hiện đại.

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2023

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 100, THÁNG 5/2023

CHỦ ĐỀ: THẦN HỌC PHỤC SINH 

LỜI GIỚI THIỆU


Thời Sự Thần Học đã đi đến số 100. Có nhiều cách để định hướng cho số báo đặc biệt này. Dĩ nhiên, trước hết cần phải tạ ơn Chúa, bởi vì tờ báo đã trải qua một chặng đường không dễ dàng trong gần 30 năm. Nhân dịp này chúng ta có thể nhìn lại các chủ đề đã phát hành[1], nhưng tốt hơn chúng ta nên nhìn về phía trước. Thiết nghĩ chủ đề “Phục sinh” thích hợp nhất vì nhiều lý do. Thứ nhất là số báo được phát hành vào lễ Phục sinh năm 2023. Đâu là đối tượng của việc cử hành đại lễ này? Thứ hai, sự phục sinh diễn tả đích điểm của niềm hy vọng mà Giáo hội cũng như mỗi người chúng ta đang nhắm đến. Thứ ba, Phục sinh là chìa khóa để giải thích đặc trưng của Kitô giáo, từ đó trở thành sợi chỉ đỏ cho tất cả mọi suy tư thần học Kitô giáo: tín lý, luân lý, tâm linh, phụng vụ, mục vụ: “Chúng tôi loan báo Đức Giêsu Kitô đã phục sinh, và chúng tôi trông mong được thông dự vào cuộc phục sinh của Người”. Tiếc rằng chân lý này thường bị lãng quên, và mỗi khi nói đến trọng tâm niềm tin Kitô giáo, người ta liền nghĩ đến Thập giá: Thập giá trở thành biểu tượng của Kitô giáo (x. TSTH số 90: “Thần học thập giá”). Chúng ta dễ quên lời khẳng định của thánh Phaolô: “Nếu Đức Kitô không sống lại, thì đức tin của anh em sẽ rỗng tuếch” (1Cr 15,17). Vì thế, một điểm mới mẻ của thần học cuối thế kỷ XX là tái khám phá “thần học phục sinh”[2], một hướng đi bắt đầu từ năm 1950 với cha F.X. Durrwell, CSsR.

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2023

HUYỀN NHIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ

Thời sự Thần học - Số 90, tháng 11/2020, tr. 139-190. 

_Flavio di Bernardo, C.P._ 

Dẫn nhập
I. Cuộc thương khó trong Kinh Thánh
  A. Kinh nghiệm tâm linh của Đức Giêsu trong cuộc Thương khó
    1. Các nguồn: những tường thuật Tin Mừng về cuộc Thương khó
    2. Những thái độ căn bản của Đức Giêsu trong cuộc Thương khó
    3. Kinh nghiệm Ghết-sê-ma-ni
    4. Kinh nghiệm Gôn-gô-tha
  B. Cuộc Thương khó trong kinh nghiệm Kitô giáo tiên khởi
    1. Sequela Crucis (Bước theo thánh giá)
    2. Cuộc Thương khó của Đức Kitô trong kinh nghiệm của thánh Phaolô
II. Cuộc thương khó trong các tác phẩm của các giáo phụ
  A. Cuộc Thương khó của Đức Kitô, Mầu nhiệm Cứu độ
    1. Cuộc Thương khó của Chúa Kitô mở cửa linh hồn đón nhận Mặc khải
    2. Cuộc Thương khó biểu lộ quyền năng cứu độ của ân sủng
    3. Cuộc Thương khó, nguồn cội của ân sủng thánh hóa
  B. Đức Kitô chịu đóng đinh trong đời sống tâm linh
    1. Sự cần thiết của việc suy gẫm về những đau khổ của Đức Kitô
    2. Sự cần thiết của việc noi gương Đức Kitô chịu đóng đinh
  C. “Nhân luận về Thánh giá” trong huấn giáo của các Giáo phụ
    1. Cuộc Thương khó của Đức Kitô mang lại ý nghĩa cho những đau khổ của nhân loại và biến chúng thành phương tiện nên thánh
    2. Kitô hữu phải vác lấy thánh giá mình cùng với Đức Kitô
III. Cuộc thương khó trong đời sống Giáo hội
  A. Giai đoạn sơ khai (thế kỷ I – VIII)
    1. Huyền nhiệm thánh giá và phúc tuẫn giáo
    2. Chiều kích hiến tế và sự thông dự vào cuộc Thương khó trong đời sống đan tu khổ hạnh
  B. Linh đạo Thương khó từ thế kỷ IX đến XI
    1. Nhân tính của Đức Kitô và cuộc Thương khó của Người trong đời sống đan tu vào Giai đoạn trung kỳ của thời Trung cổ
    2. Contemplatio dominicae passionis (Chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa Giêsu)
  C. Thời đại của thánh Bênađô và thánh Phanxicô (thế kỷ XII và XIII)
    1. Thánh Bênađô và huyền nhiệm cuộc thương khó
    2. Canh tân Sách Thánh, sự khó nghèo Tin Mừng và huyền nhiệm thánh giá
    3. Thánh Phanxicô, “diện mạo mới của Đấng chịu đóng đinh”
  D. Thế kỷ XIV
  E. Meditatio vitae et passionis Christi
    1. Suy gẫm về cuộc Đời và cuộc Thương khó của Đức Kitô như là những Mầu nhiệm Cứu độ
    2. Suy gẫm về cuộc Thương khó theo các Tin Mừng
    3. Cuộc Thương khó của Đức Giêsu và phương pháp suy gẫm
  F. Từ Gioan Thánh giá đến Phaolô Thánh giá (thế kỷ XVI đến XVIII)
    1. Sự tuẫn giáo của Trái tim Đức Kitô và các nhà huyền bí
    2. Sự tuẫn giáo của ý chí và huyền nhiệm “fiat”
    3. “Hiểu biết về Thánh giá” và huyền nhiệm của Thương khó
    4. Những nhà huyền bí về Linh đạo Thương khó
  G. Huyền bí Thương khó ngày nay
    1. Mang những dấu tích cuộc Thương khó
    2. Linh đạo và sự đau khổ
    3. Công đồng Vaticanô II
    4. Phong trào đại kết với huyền nhiệm Thương khó
Kết luận
Nguồn: “Passion, Mysti­que de la,” trong: Dictionnaire de Spiritualité, Vol. 12, Fasc. LXXVI ‑ LXXVII (Paris, Beauchesne, 1983), cols. 312‑338. Tác giả Flavio di Bernardo (1932-1982) là một linh mục dòng Thương khó (Passioniste) người Ý, giáo sư sử học. Vì khuôn khổ bài báo, chúng tôi đã bỏ thư mục ở cuối mỗi phần.